[Sách Ảnh Ấn] Phật Giáo Cương Yếu - Phật Giáo Và Thiền Tông Tu Tập

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Tác giả: Đại sư Hư Vân NXB: Vân Thanh Hình thức: Bìa Mềm Tay Gấp
Giá bán: 50.000 VNĐ

"Tu hành không Phật thì Tiên,

Dù không đại Thánh; cũng thiền siêu nhân"

- Sa môn Hiền Chơn -

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Xưa

>> Tủ sách Triết học

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni thuyết giáo gần năm mươi năm, Ngài đã tùy cơ cảm hóa chúng sanh. pháp-môn tuy chia ra rất nhiều, nhưng cũng không ngoài : Giới, Định, Huệ, trong ấy Giới là chung thông cả năm thừa, nghĩa là bất cứ chúng sanh nào muốn tu hành đều phải thọ giới.

Nhưng đây không bàn về giới, chỉ luận về pháp môn «Thiền-Định».

Thiền định là pháp-môn chính yếu, như «Ngũ đình tâm quán» chẳng hạn (chúng sanh nhiều tham, quán bất tịnh, chúng sanh nhiều sân, quán từ-bi, chúng sanh nhiều chướng, quán niệm Phật; chúng-sanh nhiều si-mê, quán nhơn duyên). Dù pháp quán tên có khác, nhưng cũng thuộc về «thiền-định». Mỗi khi ta tu theo pháp quán nào đến tịnh-định, thì huệ phát, và huệ có phát mới được «minh-tâm kiến-tánh», chứng quả giải thoát.

Dưới đây lược-thuật một bằng chứng hiển-nhiên căn-cứ trong kinh điển: «như trong hội Lăng-Nghiêm, đức Thế-Tôn bảo ông Văn-Thù Bồ-Tát hãy chọn một pháp-môn nào dễ tu, dễ chứng nhất mà trong hàng Thánh-chúng đã từng tu chứng.

Chỉ có pháp-môn của Quán Thế Âm Bồ Tát được thừa nhận dễ tu, dễ chứng hơn cả lại phù hợp đời hiện-tại (cho ông A-Nam tu) và với các căn-cơ của chúng-sanh cõi Ta-Bà, đời mạt pháp sau nầy nữa.

Pháp-môn «Phản văn tự tánh» của đức Quán Thế Âm Bồ-tát tức là «tham thiền»; và «phản văn tự tánh» là quán tưởng nghe trở lại tánh hay nghe của mình. Trong tập sách này gọi là «pháp quán thoại-đầu ».

Như vậy, pháp-môn thiền định đã được tuyển chọn và thừa-nhận, trên hội Lăng-nghiêm ta còn do-dự gì nữa mà không chịu tin theo lời Phật dạy, để tin theo các bậc hậu-hiền cho pháp-môn khác dễ hơn: «như pháp-môn Tịnh Độ chẳng hạn». Nếu pháp môn Tịnh-Độ dễ thực hành, trong hội Lăng Nghiêm đã thừa-nhận pháp-môn «niệm Phật» của ngài Đại Thế Chí Bồ-tát mới phải chớ... Nhưng trái lại, đã không được thừa-nhận.

Đây, tôi chỉ dẫn giải theo kinh-điển của Phật đã dạy, chứ không dám luận-bàn theo ý riêng cho pháp-môn tu nào là ưu, liệt. Vì đến chỗ rốt ráo của các pháp-môn tu-chứng, các hành giả cũng phải tu cho đến khi nào tịnh-định. Chẳng hạn như: hành giả nào tu theo pháp-môn quán-tưởng đức-tướng Phật đúng như trong kinh « Thập Lục Quán», đến lúc tâm được tịnh-định, cũng là thiền-định rồi.

Vì pháp-môn «thiền» gồm cả «Ngũ đình tâm quán» nên từ xưa tới nay, bất cứ ai đã từng tu chứng, cũng phải nhờ «tham-thiền quán-trưởng», vì nhờ tham-thiền quán-trưởng, tâm mới được tịnh-định, tâm đã được tịnh-định, huệ mới phát, do đó chứng quả giải-thoát sanh-tử luân-hồi.

Điều đáng tin-tưởng hơn nữa, trong kinh Lăng-Nghiêm, đức Thế-Tôn đã dạy: «thuần tưởng tức phi, thuần-tình tức đọa». Nghĩa là: hoàn-toàn quán-tưởng sẽ lên các cõi trên, ý nói: tu thiền quán-tưởng thuộc về tưởng, nhất định sau khi mạng chung sẽ được sanh lên các cõi trên, dù chưa chứng quả Phật nhưng không bao giờ bị sa-đoạ; trái lại, nếu không tu, chỉ sống theo dục-tình và ái-nhiễm sắc-trần, khi mạng chung sẽ bị sa-đoạ xuống các cõi dưới theo nghiệp-lực đã gây tạo của mỗi người.

Có người cho tu thiền-quán là khó. Thật vậy. Khó vì không ai chỉ dạy phương-pháp, không sách vở tu như thể thì làm sao mà chẳng khó. Nhưng có sách vở chỉ dạy phương-pháp tu thiền, thể là chúng ta sẽ có chỗ định hướng đi đến. Như người đi biển, vào rừng có kim chỉ nam, khỏi bị lạc hướng.

Chúng ta đã tạo nghiệp trong nhiều đời, nhiều kiếp hôm nay muốn giải-thoát luân-hồi sanh-tử, ta phải cổ công, bền chi tu hành, dù đến chết cũng không thổi chuyển. (Chúng ta phải gia công tu hành có đại lực, đại chí thoát trần) thì kết quả sẽ không nhiều thì ít, như người học trò cổ công học tập, đầu không thi đậu đi nữa, nhưng kiến thức cũng được mở rộng thêm.

Sa môn Hiền Chơn

Thông tin thêm

=*=*=*=*=*=*=*=*=

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Số trang
100
Kích thước
14 x 20.5 cm
Lượt xem
335
Trọng lượng
250 gr

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét